Wednesday 9 March 2011

Chuyện Rùa ở Hồ Hoàn Kiếm


Chuyện rùa ở hồ Hoàn Kiếm


Một trong những tin tức nổi bật nhất trên báo chí cũng như trên tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng tại Việt Nam trong suốt mấy tháng vừa qua chắc chắn là chuyện liên quan đến con rùa ở hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Hầu như không ngày nào không có tin. Hết tin rùa nổi và bơi lờ đờ vài chục phút lại đến tin rùa đang nhấm nháp xác cá chết hay mèo chết trôi trên hồ, rồi lại đến tin rùa có thêm một số vết trầy và vết lở trên đầu, trên cổ hoặc trên mai. Cuối cùng là tin tức về các nỗ lực chữa bệnh cho rùa.

Không những báo chí Việt Nam mà ngay cả báo chí quốc tế cũng loan tin.

Chung quanh các tin tức ấy có mấy điều đáng chú ý.

Thứ nhất, các hoạt động của chính quyền. Trước hết, người ta tổ chức hội nghị quốc tế với sự tham dự của nhiều chuyên gia về rùa trên thế giới. Sau đó, người ta thành lập ủy ban chỉ đạo công tác cứu chữa bao gồm nhiều sở và nhiều ban ngành ở Hà Nội, và cuối cùng, thành lập Hội đồng trị bệnh cho rùa gồm 13 thành viên do một bác sĩ kiêm phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ở Hà Nội làm chủ tịch. Từ ngày 4 tháng 3 vừa rồi, mọi kế hoạch đã bắt đầu hoạt động. Các chuyên viên và nhân công chia nhau làm việc ba ca, cả ngày lẫn đêm. Tin tức về các hoạt động của họ cũng như tin tức về việc xuất hiện của rùa được cập nhật thường xuyên trên các phương tiện truyền thông đại chúng, cả “lề trái” lẫn “lề phải”.

Thứ hai, thái độ của quần chúng. Đọc các bản tin trên báo chí, người ta không thể không ghi nhận sự kính trọng của rất nhiều người dành cho con rùa ở hồ Hoàn Kiếm. Sự kính trọng ấy có ít nhất ba biểu hiện: một, hình ảnh của hàng ngàn người đứng xem rùa nổi, trong đó, không ít người chắp tay khấn vái cầu nguyện cho rùa; hai, ở sự theo dõi thường xuyên suốt cả mấy tháng trời qua các phương tiện truyền thông; và ba, ở cách xưng hô. Rùa ở hồ Hoàn Kiếm không phải là con rùa như vô số những con rùa khác. Nó là “cụ” rùa. Mà không phải “rùa” viết thường như tôi vừa viết. Đó là Rùa với chữ “r” được viết hoa.

Có thể nói con rùa ở hồ Hoàn Kiếm là hiện tượng độc nhất vô nhị ở Việt Nam: Dường như chưa có một con vật nào được gọi bằng “cụ” như thế. Cũng chưa có con vật nào mà tên lại được viết hoa như thế. Một “đối tác” có thể được nêu lên để so sánh với con rùa này không thể tìm trong thế giới động vật. Mà chỉ thấy ở người. Hơn nữa, chỉ ở một người: ông Hồ Chí Minh, kẻ được gọi là “Bác” và tất cả các đại từ nhân xưng tạm thời được dùng để chỉ “Bác” phải được viết hoa: từ “Đồng chí” đến “Người”.

Nhưng con rùa ở hồ Hoàn Kiếm có lẽ còn hơn cả Hồ Chí Minh nữa. Tôi không biết năm 1969, lúc Hồ Chí Minh bị bệnh và sắp chết, dư luận có quan tâm theo dõi như bây giờ không. Tôi đoán là không. Chắc không có cuộc hội nghị quốc tế nào được tổ chức để bàn kế hoạch cứu chữa “Bác”. Cũng không có ủy ban hay hội đồng liên sở, liên ngành nào họp hành và hoạt động nhộn nhịp như bây giờ (trừ Hội đồng y khoa đương nhiên phải có!). Càng không có tin tức hay hình ảnh từng cơn ho, từng cái trở mình của “Bác” được tung lên báo in hay báo mạng như bây giờ.

Con rùa này còn hơn Hồ Chí Minh ở điểm nữa: nó sản sinh ra những nhà “Rùa học” (tiêu biểu nhất là phó giáo sư Hà Đình Đức, người bỏ ra cả hai chục năm nghiên cứu và viết cả hàng ngàn bài báo về rùa). Chung quanh Hồ Chí Minh có nhiều người, thậm chí, vô số người làm thơ và viết văn nịnh hót, nhưng theo chỗ tôi biết, cho đến nay, ở Việt Nam, chưa có “nhà” Hồ-Chí-Minh-học nào cả. Thậm chí tham vọng thành lập một ngành Hồ-Chí-Minh-học cũng không có.

Chuyện sùng bái đối với con rùa ở hồ Hoàn Kiếm, theo tôi, một phần, phần nhỏ, xuất phát từ lý do lịch sử, và phần khác, lớn hơn, từ sự mê tín. Lịch sử: Nó gắn liền với truyền thuyết Lê Lợi được trao gươm thần để đánh giặc Minh, và sau chiến thắng, phải trả lại chiếc gươm thần ấy cho một con rùa. Truyền thuyết ấy được tượng hình và lưu truyền trong cái tên chính thức của cái hồ nằm ngay ở trung tâm Hà Nội: hồ Hoàn Kiếm (hoặc gọn hơn, hồ Gươm). Thế nhưng, thứ nhất, đó chỉ là truyền thuyết. Mà truyền thuyết lại thường là không thật. (Riêng trong trường hợp này lại càng không thể thật!). Thứ hai, không ai dám chắc con rùa hiện nay chính là con rùa “thần” đã từng nuốt lưỡi kiếm của Lê Lợi sáu trăm năm trước. Có thể nói con rùa hiện đang ở hồ Hoàn Kiếm (theo sự ước đoán của các nhà khoa học, chỉ khoảng từ 80 đến 100 tuổi) đang được hưởng ké vinh quang của huyền thoại rùa thần và kiếm thần ngày xưa. Nó trở thành linh vật nhờ một huyền thoại cũ.

Nếu gắn liền sự sùng bái đối với con rùa ở hồ Hoàn Kiếm hiện nay với các trò chen chúc và giẫm đạp lên nhau của cả hàng chục ngàn người để mua ấn đền Trần ở Nam Định vào ngày 16 tháng 2 vừa qua, chúng ta rất dễ thấy một sự tương đồng: cuồng tín và mê tín trước huyền thoại.

Riêng đối với những sự cuồng tín và mê tín chung quanh con rùa ở hồ Hoàn Kiếm, tôi không thấy có gì cần phản đối. Thành thực mà nói ở đâu cũng có những sự cuồng tín và mê tín như vậy. Hơn nữa, về phương diện văn hóa và chính trị, những sự cuồng tín và mê tín như vậy có lúc cũng cần thiết để nuôi dưỡng một ký ức văn hóa tập thể vốn là nền tảng để xây dựng chủ nghĩa quốc gia.

Tôi không phản đối các nỗ lực chữa trị cho con rùa già nua và thương tật ấy. Tôi chỉ thấy gờn gợn trong lòng mấy nỗi băn khoăn:

Một, trong khi hầu như mọi người, từ chính quyền đến dân chúng tập trung quan tâm đến việc cứu chữa một con rùa già nua và thương tật ở hồ Hoàn Kiếm, có mấy ai quan tâm đến những con người bất hạnh rất đáng thương và rất cần sự giúp đỡ, từ những người tật nguyền đến những người nghèo khổ đang nghẹt thở trước các cơn bão giá ở khắp nơi; từ những cô gái phải bán mình cho người ngoại quốc, sau đó, bị đày đọa ở Hàn Quốc hay Trung Quốc đến những người đang lao động xuất khẩu, có khi thực chất chỉ là nô lệ ở nhiều quốc gia trên thế giới; từ những ngư dân bị tàu “lạ” bắt bớ hay đánh đắm và thân nhân khốn khổ của họ đến những người bệnh hoạn không đủ tiền để đi bác sĩ hay vào bệnh viện?

Hai, ai cũng thấy và ai cũng đồng ý vấn đề sức khỏe của con rùa ở hồ Hoàn Kiếm liên quan đến vấn đề môi trường: nước hồ thì đục ngầu và bẩn thỉu, đáy hồ thì đầy rác rến, cả hồ bị ô nhiễm nặng nề. Công việc cứu chữa rùa, do đó, gắn liền với việc tẩy uế cả hồ. Nhưng như vậy thì có nhiều vấn đề khác nổi lên: Vấn đề môi trường chung của cả nước thì sao? Vô số dòng sông khác đang chết dần hoặc đang nhiễm đầy chất độc thì sao? Những người dân sống trong các làng ung thư rải rác ở Việt Nam mà báo chí thường nhắc đến thì sao? Liệu có ai quan tâm đến những vấn đề ấy? Và những con người ấy?

Và ba, tôi có cảm giác đằng sau những sự ồn ã chung quanh nỗ lực cứu chữa con rùa ở hồ Hoàn Kiếm dường như có một toan tính chính trị nào đó. Có phải người ta dùng việc đó để đánh lạc hướng sự chú ý của quần chúng chăng? Trong khi ở khắp nơi trên thế giới, các phương tiện truyền thông đại chúng loan tin dồn dập về các cuộc nổi dậy giành tự do và dân chủ ở Trung Đông và Bắc Phi thì ở Việt Nam, ngược lại, mọi người lại chú mục vào những vết trầy lở trên mình một con rùa!

Bạn có thấy có cái gì bất bình thường không?


Video minh họa - Luat Nha Que


Ý kiến
...................

Đề nghị Bộ Chính Trị tính tới chuyện lập Lăng Rùa và ướp xác Cụ Rùa sau khi Cụ từ trần. Trên đầu lăng đề nghị khắc bảng vàng đề chữ: "Không có gì quý hơn Rùa Rang Muối". Đề nghị Bộ Chính Trị bắt buộc mọi người phải gọi khu vực lăng là Lăng Rùa chứ không được gọi là Mả Rùa.(Nhớ thành lập Lực lượng Cảnh vệ bảo vệ Lăng Rùa nhé)

Th Ba, 08 tháng 3 2011Ong Th (Vn)

Chuyện kể: Ngày ấy trước khi ra đi Bác có lang thang gần hàng khay sát bờ hồ bỗng có chú chuột chạy khiến Bác giật mình đánh rơi cái điếu cày xuống hồ bực mình Bác chửi đổng định cúi xuống nhặt lên thì cái bật lửa trong túi áo rơi theo, Bác nghiến răng bảo "sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng ông quyết khg để mất những thứ này" Thế rồi có chú Rùa nhỏ nhặt cho Bác, mừng quá Bác bảo "Đời đời nhớ ơn cụ" Cho nên giờ này mọi người quý mến cụ rùa là chuyện thường.....

Th Ba, 08 tháng 3 2011Duong thuong Truc ( Thay boi so huyen ) (Nuoc la)

Rua chet se keo theo dcsvn xuong mo doan tu voi bac ho, vi the VN bay gio lo chua benh cho rua, mac du nhan dan dang co nhieu nguoi om dau nhung khong co tien mua thuoc chua benh .

Th Ba, 08 tháng 3 2011Thn Kim Qui

Nói chuyện cụ Rùa tôi liên tưởng đến Thần Kim Qui, đã chỉ mặt Mị Châu, kẻ nội phản cho quân tàu chỉ vì bị lừa. Còn bây giờ, kẻ nội phản, bán nước cho TC để đổi lấy tiền bạc, quyền uy. Thần Kim Qui chắc nổi lên để báo cho người dân VN biết tụi bán nước này chăng?

Th Ba, 08 tháng 3 2011Rùa Rang Mui 2

Tôi đề nghị Lăng Rùa nên được xây dựng gần Lăng Bác để Bác được hưởng thêm phần tôn kính. Ngoài ra, cả nước cũng nên học tập Tư tưởng Rùa của Cụ. Chỉ tiếc là Cụ Rùa không có Trần Dân Tiên bên cạnh để viết về cuộc sống chiến đấu hào hùng và đức khiêm nhường, luôn luôn lo cho toàn dân như Bác. Tiếc quá.

Th Ba, 08 tháng 3 2011Gia Cát (vn)

Cho dù nói thế nào,Rùa hồ guơm có mệnh hế gì,cũng là một điềm gở .Rất có thể có kẻ vui ,người buồn.Riêng Gia cat này thì lại rất mong những gì sẽ đến thì đến mau đi.Cụ Rùa có linh thì hãy cứu dân tộc vn chung ta...........

Th Ba, 08 tháng 3 2011Rua gia (Ha loi)

Ca mot rung nguoi toan la Tien Si, nha Khoa Hoc, hoi thao toi lui may thang troi ma khong bat giu noi "Cu Rua" trong mot cai Ho be xiu. That la mot dam an hai, bat tai. Day la dien hinh cua Uu Viet XHCNVN

Th Ba, 08 tháng 3 2011Nhô m sng như gà tham ăn nut dây thun

Thổ dân Úc dù bị CP Úc "bạc đãi" cỡ nào cũng không tranh nhau làm Oshin, lấy chống, lao động xuất khẩu... nhé. Lại chỉ có cảnh ngược "thuyền nhân" tị nạn CS từ VN và khắp thế giới đổ xô tới Úc. Du lịch Úc thì nổi tiếng không ít vì hình ảnh thổ dân Úc. Cái đầu của Nhô là để cho đảng độc quyền sử dụng nên lỡ ăn cơm chúa, phải múa tối ngày dù "chúa" đảng của Nhô là chuyên gia xuyên tạc, bóp méo sự thật.

Th Ba, 08 tháng 3 2011Le van Muoi (Cu Chi)

Nếu người dân Hà Nội nghĩ về tâm linh và thương yêu con rùa này thì đừng bỏ những đồ dơ bẩn xuống hồ nữa

Th Ba, 08 tháng 3 2011Hi bác Quc

Bác viết bài này cũng sâu nhưng phân tích của TS Trần Vinh Dự thì phải nói không chê vào đâu được. TS cũng phân tích và chỉ đích danh tội phạm còn rõ ràng hơn cả bác Quốc nữa. Mời bà con vào bình luận.

Th Ba, 08 tháng 3 2011Nhô (Hoa Kỳ)

Ông Quốc không thấy được điểm mạnh của đảng CSVN. Nếu là cọp thì mấy ông BCT đã bắt nấu cao rồi. Đất nước còn đem bán, huống hồ gì con rùa già. Rồi ông sẽ thấy dự án "Cứu rùa" ra đời để cứu đói cho hàng lãnh đạo mới lên, lâu nay chưa có dịp để ăn. Đất nước đã tiến đến cổng thiên đàng, việc gì phải quan tâm đến con rùa?

Th Ba, 08 tháng 3 2011Ong lên đng (Hàng chiếu)

"Thần thánh hoá một lãnh tụ" được thì "Thần linh hóa một con vật" có gì là khó. "Trồng cây mười năm" hay" Nhồi sọ con người trăm năm" có lẽ khg khác mấy hỷ.?

Th Ba, 08 tháng 3 2011Chùa Bà Đanh (Phn 1 (xin xem phn 2))

Rùa là vật linh đối với người phương Đông .Nó nằm trong Tứ linh bao gồm: long, ly, quy, phụng. Nó thuộc hàng thứ ba là « quy » và tương truyền, mỗi khi một trong tứ linh xuất hiện là báo điềm lành cho đất nước hoặc có thánh nhân ra đời. Đó là văn hóa phương Đông và là một phần trong cuộc sống tâm linh của người phương Đông.


Th Ba, 08 tháng 3 2011Chùa Bà Đanh (Phn 2 (xin xem phn 3))

Rùa Hồ gươm không những linh mà nó còn là biểu tượng cho sự tự hào dân tộc nó gắn liền với truyền thống chống xâm lăng phương Bắc của người Việt cùng với anh hùng Lê Lợi. Ngoài ra rùa Hồ gươm còn để ra một vấn đề quan trọng về sinh thái và khoa học…

Th Ba, 08 tháng 3 2011Chùa Bà Đanh (Phn 3 (xin xem phn 4))

Rùa Hồ gươm là một loài giải lớn có tên khoa học Pelochelys bibronii mà hiện nay người ta chỉ biết 4 cá thể còn sống trên thế giới trong đó một con sống tại hồ Gươm của Việt Nam, 1 tại hồ Đồng Mô và 2 cá thể kia tại Trung Quốc . Như vậy VN và TQ là hai nước trên thế giới còn sót lại vài con thuộc loại rùa cực kỳ quý hiếm này.

Th Ba, 08 tháng 3 2011Chùa Bà Đanh (Phn 4 (xin xem phn 5))

Cuộc sống con người không phải chỉ là « ăn, ngũ và làm hai cái nhu cầu khác » còn có đời sống tâm linh và cái lòng trắc ẩn đối với nhân sinh, hệ sinh thái và môi trường v.v… Khi nhìn thấy cụ rùa dù qua hình ảnh, con người có lương tâm phải cảm thấy trái tim thắt lại. Trở về tác giả của bài viết, rất buồn là tác giả thuộc thành phần khác, không nằm trong cái thành phần người Việt mà CBĐ đã nói trên.

Th Ba, 08 tháng 3 2011Chùa Bà Đanh (Phn 5 , hết)

Cuối cùng, bài viết cho thấy kiến thức về « Rùa » tác giả không có, thiếu vắng cuộc sống tâm linh của người Việt và đem ông Hồ ra để mà nói chuyện rùa là cái thấp nhất trong những cái thấp nhất về chính trị.

và......................................